Ghé thăm chùa Bái Đính - Vẻ đẹp thanh yên tại Ninh Bình
Chùa Bái Đính Ninh Bình là một trong những ngôi chùa có độ tuổi lâu đời tại Việt Nam, được khá nhiều du khách biết đến với nhiều kỷ lục. Khi đến tham quan nơi đây, bạn sẽ ấn tượng bởi lối kiến trúc đặc sắc và mang đậm tính Phật Giáo của ngôi chùa. Bên cạnh đó, chùa còn là chốn linh thiêng với nhiều hoạt động ý nghĩa cho Phật Tử và khách du lịch. Bạn hãy cùng VNPAY tìm hiểu ngay nhé.
>>>> Tham khảo thêm: Cẩm nang du lịch Ninh Bình tự túc từ A-Z
1. Chùa Bái Đính - Vẻ đẹp thanh bình của chốn thanh yên
Chùa Bái Đính Ninh Bình được biết đến là ngôi chùa có nhiều kỉ lục nhất Đông Nam Á với diện tích lên đến 539 ha. Hãy để VNPAY giới thiệu đến du khách những nét đặc sắc của chùa Bái Đính ngay dưới đây.
1.1. Chùa Bái Đính - Nhân chứng lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam
Chùa Bái Đính là ngôi chùa cổ đã chứng kiến hàng nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Chùa được thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập vào năm 1136 tại mảnh đất Ninh Bình, thuộc Quần thể Danh thắng Tràng An. Ông được biết đến là một trong những vị cao tăng đã có công lớn trong việc xây dựng và phát triển nền tảng Phật Giáo tại nơi đây.
Chùa Bái Đính là ngôi chùa cổ đã có từ lâu đời (Nguồn ảnh: Thai Tong)
Hơn 1000 năm qua, chùa đã tồn tại theo dòng lịch sử của cả 3 triều đại lớn là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Vào giai đoạn Đinh Tiên Hoàng thống nhất giang sơn, dẹp loạn 12 sứ quân, ông đã chọn chùa Bái Đính là nơi để lập đàn cầu thiên hòa địa lợi.
Bên cạnh đó, chùa cũng là nơi vua Quang Trung lập đàn tế cờ và gửi gắm tâm tư với binh sĩ trước thời khắc hành quân đại phá quân Thanh xâm lược. Trải qua không ít những thăng trầm và biến cố lịch sử, chùa Bái Đính Ninh Bình vẫn đứng hiên ngang, trang nghiêm dẫu có phong ba bão táp.
1.2. Những kỷ lục của chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính không chỉ có độ tuổi lâu đời mà còn là nơi nắm giữ nhiều kỷ lục của Việt Nam và Châu Á. Sau đây là những điểm nổi bật của chùa khiến người dân Việt Nam không khỏi tự hào khi nhắc đến:
- Ngôi chùa có diện tích rộng nhất Việt Nam.
- Ngôi chùa sở hữu bức tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất ở châu Á.
- Ngôi chùa có chuông đồng (Đại Hồng Chung) lớn nhất tại Việt Nam.
- Ngôi chùa nhiều bức tượng La Hán nhất ở Việt Nam.
Ngôi chùa sở hữu bức tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất ở Đông Nam Á (Nguồn ảnh: Internet)
1.3. Lễ hội chùa Bái Đính
Hằng năm, chùa Bái Đính Ninh Bình sẽ tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của những vị tướng lĩnh, anh hùng đã hy sinh vì đất nước. Lễ hội diễn ra từ buổi chiều mùng 1 Tết và kéo dài đến cuối tháng 3. Đối với lễ hội chùa Bái Đính, sẽ chính thức khai mạc hội vào mùng 6 để du khách có thể hành hương cầu cho một năm thuận lợi và tưởng nhớ người xưa.
Chùa Bái Đính Ninh Bình sẽ tổ chức lễ hội lớn hằng năm (Nguồn ảnh: Internet)
>>>> Tìm hiểu thêm: 10 địa điểm du lịch Ninh Bình nhất định phải ghé thăm
2. Chùa Bái Đính có gì? Khám phá mọi ngóc ngách tại chùa Bái Đính
Nhiều du khách thường thắc mắc chùa Bái Đính có gì và đâu là những biểu tượng nổi tiếng của chùa. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về chùa, VNPAY mời bạn cùng điểm qua những công trình bên dưới nhé.
2.1. Hành lang La Hán
Một trong những không gian nổi tiếng của chùa Bái Đính Ninh Bình là hành lang La Hán với độ dài lên đến 3km. Hành lang được làm từ gỗ, gồm 2 dãy cùng 234 gian có chiều dài và chiều rộng 4.5m. Theo dọc cả hai hành lang của chùa là 500 pho tượng La Hán được điêu khắc bởi những nghệ nhân nổi tiếng nhất của làng nghề Ninh Vân.
Theo dọc cả hai hành lang của chùa là 500 pho tượng La Hán (Nguồn ảnh: Internet)
500 vị La Hán này đều có hình dáng, tâm trạng, phong thái khác nhau và thể hiện sự hài hòa giữa những cung bậc cảm xúc của nhà truyền đạo. Mỗi bức tượng có chiều cao lên đến 2.5m và được chế tác vô cùng công phu, tinh xảo.
>>>> Tham khảo thêm: Đi Tràng An Ninh Bình nên đi tuyến nào đẹp nhất? Tổng hợp kinh nghiệm chi tiết
2.2. Tháp chuông
Đến chùa Bái Đính, bạn nên một lần ghé qua khu vực tháp chuông, nơi cất giữ Đại Hồng chung và chiếc trống đồng lớn nhất của Việt Nam. Tháp được thiết kế giống một bông hoa sen với 3 tầng rộng dần theo chiều từ trên xuống. Mỗi tầng của tháp sẽ bao gồm 16 cột, trong đó có 8 cột cái và 8 cột con với chiều cao trung bình là 8m.
Tháp được thiết kế giống một bông hoa sen với 3 tầng rộng dần (Nguồn ảnh: Internet)
Có thể nói, tháp chuông chính là biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu của dân tộc. Tháp sẽ được treo quả chuông làm từ đồng với cân nặng 36 tấn. Bên trong tháp có cầu thang đi lên nên bạn có thể dạo quanh để ngắm chuông rõ hơn.
>>>>Đọc thêm: Đến Phố cổ Hoa Lư - Đi thuyền, thả lồng đèn và checkin siêu đẹp
2.3. Điện Quán Âm
Điện Quán Âm của chùa Bái Đính chính là nơi thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát. Điện có lối kiến trúc đặc trưng với nhiều hậu bẩy và cột trốn được sắp xếp một cách công phu. Điểm đặc biệt của điện là có 2 tầng, 8 mái và 32 cột với chiều cao lên đến 11.8m.
Mỗi cột của điện đều nằm trên tảng đá vuông có hình hoa sen. Tất cả những chi tiết này đã làm nên lối kiến trúc mới lạ và độc đáo của điện thờ.
Điện Quán Âm của chùa Bái Đính chính là nơi thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát (Nguồn ảnh: Internet)
2.4. Bảo Tháp
Chùa Bái Đính Ninh Bình từ lâu đã nổi tiếng với Bảo Tháp mang dấu ấn huy hoàng của thời kỳ Phật Giáo nhà Lý. Tháp được trang trí với nhiều hoa văn và họa tiết ấn tượng như cánh sen, mây, lá bồ đề,... Đặc biệt, toàn bộ tháp đều được làm từ gạch đất nung xuất phát từ làng gốm Bát Tràng.
Chùa Bái Đính Ninh Bình từ lâu đã nổi tiếng với Bảo Tháp (Nguồn ảnh: Internet)
Bảo tháp được xem như là một biểu tượng đặc trưng đại diện cho đời sống văn hóa của người Việt Nam. Khi vào bên trong tháp, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước không gian hết sức linh thiêng nhưng cũng không kém phần lộng lẫy. Tại chính điện của tháp, tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni được đặt một cách tôn kính trên bệ thờ tam cấp thể hiện sự trang nghiêm của nơi đây.
2.5. Khu chùa Bái Đính cổ
Chùa Bái Đính là công trình được xây dựng theo phong cách kiến trúc của nhà Lý. Để đến khu vực này, du khách cần leo hết 300 bậc thang đá. Sau đó, bạn sẽ bắt gặp một con dốc là nơi dẫn đến vị trí của chùa cổ. Nhìn sang bên phải, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hang sang - nơi thờ Thần và Phật, còn bên trái của khu chùa chính là đền thờ của Mẫu và Tiên.
Chùa Bái Đính là công trình được xây dựng theo phong cách kiến trúc của nhà Lý (Nguồn ảnh: Internet)
Đi sâu vào hang động tối của Bái Đính cổ, du khách có thể chiêm ngưỡng 7 buồng bên trong động, nằm ở dưới hang sâu. Điểm nổi bật của hang chính là đều thông với nhau bởi nhiều vách đá. Bên trong động, du khách có thể tham quan giếng Ngọc, nơi đây nổi tiếng nhờ được hình thành từ các hạt nước lạnh rơi từ trên trần của động.
>>>> Tìm hiểu thêm: Thung Nham Ninh Bình có gì? Kinh nghiệm đi Thung Nham chi tiết
3. Một số lưu ý khi đi tham quan chùa Bái Đính
Khi đến chùa Bái Đính, du khách cần tuân thủ theo các quy định của chùa vì đây là nơi tôn nghiêm. Chính vì thế, nếu có dịp tham quan chùa, bạn hãy lưu ý những điểm sau nhé.
3.1. Chùa Bái Đính mở cửa đến mấy giờ?
Chùa Bái Đính Ninh Bình được biết đến là địa điểm tham quan nổi tiếng với nhiều lễ hội lớn trong năm. Chùa không chỉ có vẻ đẹp ấn tượng vào ban ngày mà còn mang nét đẹp lung linh và huyền bí khi vào đêm. Thời gian mở cửa của chùa Bái Đính là từ 6h sáng cho đến 21h đêm. Riêng vào thời điểm tổ chức lễ hội, chùa sẽ mở cửa 24/24 cho du khách đi lễ và dâng hương.
Bạn có thể đến tham quan chùa từ 6h sáng cho đến 21h đêm (Nguồn ảnh: Internet)
3.2. Vào chùa Bái Đính có mất vé không?
Trước khi tham quan, du khách sẽ thường thắc mắc liệu vào chùa Bái Đính có mất vé không. Theo quy định của ban quản lý, bạn sẽ không phải trả tiền vé vào cổng. Chùa chỉ bán vé ở một số dịch vụ như xe điện tham quan (60.000 VND/người/lượt). Địa điểm duy nhất cần phải trả phí ở chùa là Bảo Tháp với giá vé 50.000 VND/người.
Theo quy định của ban quản lý, bạn sẽ không phải trả tiền vé vào cổng (Nguồn ảnh: Internet)
3.3. Đi chùa Bái Đính mặc gì?
Khi tham quan chùa Bái Đính Ninh Bình, bạn nên mặc trang phục lịch sự vì đây là nơi trang nghiêm và linh thiêng. Du khách có thể lựa chọn trang phục giản dị như áo dài tay, chân váy dài hoặc quần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị áo khoác và mũ để tham quan khuôn viên chùa vì trời khá nắng vào mùa hè.
Đặc biệt, chùa cũng khá rộng nên bạn có thể trang bị giày thể thao hoặc đôi sandal mềm mại để không bị đau chân khi tham quan. Còn vào mùa đông, không khí miền Bắc thường khá lạnh nên du khách cần ăn mặc thật ấm áp nhé.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn những nét đặc sắc của chùa Bái Đính Ninh Bình và một số lưu ý khi tham quan chùa. Bạn có thể ghé thăm những công trình có trong quần thể chùa và tham dự hội xuân nếu có cơ hội đến khu quần thể chùa Bái Đính. VNPAY hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một chuyến tham quan thật ý nghĩa.
>>>> Có thể bạn quan tâm: