Đan viện Châu Sơn - Vẻ đẹp cổ kính như ở trời Âu tại Ninh Bình
Đan viện Châu Sơn tọa lạc tại Ninh Bình với phong cách kiến trúc đậm chất u và tuổi đời gần 100 năm tuổi. Theo chân VNPAY khám phá về điểm đến được coi là “Châu Âu giữa lòng Ninh Bình” này nhé!
>>>> Tham Khảo Thêm: Cẩm nang du lịch Ninh Bình tự túc từ A-Z
1. Lịch sử Đan viện Châu Sơn Ninh Bình
Đan viện Châu Sơn Ninh Bình là một đan viện của Dòng Xitô, là nơi các đan sĩ lui về tĩnh tâm, chiêm niệm. Đan viện này còn được gọi với những cái tên khác như Đan viện Châu Sơn, Nhà thờ Châu Sơn hay nhà thờ Gạch.
Thầy Thủy - Quản lý Vườn cầu nguyện Fatima tại Đan viện Châu Sơn đã chia sẻ rằng, nhà thờ được xây dựng từ khoảng năm 1939 đến 1945, với lối kiến trúc Gothic kiểu Pháp. Mái vòm của nhà thờ không được xây dựng bằng xi măng cốt thép, mà được tạo ra từ sự kết hợp giữa mật mía, bã mía và tre.
Tuy đã qua hơn 77 năm, nhưng những đặc điểm và chi tiết của nhà thờ đã được bảo tồn gần như nguyên vẹn, chỉ trừ mái ngói màu đỏ bên ngoài đã được tu sửa lại vào năm 2014. Nhà thờ Đan viện thánh mẫu Châu Sơn là một trong bốn nhà thờ được cung hiến tại Việt Nam vào năm 1945, cùng với Nhà thờ Đức Bà, Nhà thờ lớn Hà Nội và Nhà thờ Phú Nhai.
Tuổi đời của nơi này đã gần 100 năm tuổi (Nguồn ảnh: Internet)
2. Hướng dẫn tham quan Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Ninh Bình
Đan viện Châu Sơn không phải là một địa điểm du lịch Ninh Bình thông thường, mà đây là địa điểm tôn giáo tôn nghiêm, một công trình công giáo lâu đời. Vậy nên, để có một chuyến tham quan và trải nghiệm thú vị nhưng vẫn tôn trọng tín ngưỡng, quy định nơi đây, bạn hãy tham khảo cùng VNPAY đi hết bài viết này và nắm rõ một vài thông tin quan trọng dưới đây nhé!
2.1 Giờ mở cửa của Đan viện Châu Sơn Ninh Bình
Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được mở cửa cả ngày, bao gồm tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên, đối với du khách tham quan, bạn nên đến địa điểm này vào khung giờ như sau:
- Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 10h30, 14h30 - 16h30
- Vào Chủ Nhật: 8h00 - 10h00, 15h30 - 16h30
Những khung giờ này đều là sau giờ lễ nguyện của các Cha tại Thánh đường.
Ngoài ra, vào mùa Chay (gồm 40 ngày trước Lễ Phục Sinh hàng năm) nơi đây không đón khách đến tham quan.
Du khách cân nhắc khung giờ tham quan (Nguồn ảnh: Internet)
>>>> Xem Thêm: Thung Nham Ninh Bình có gì? Kinh nghiệm đi Thung Nham chi tiết
2.2 Cách di chuyển
Đan viện Châu Sơn Ninh Bình cách trung tâm thành phố gần 35km, bạn có thể di chuyển từ trung tâm đến địa điểm này bằng xe máy, xe buýt hoặc taxi.
Nhưng để thuận tiện cho hành trình khám phá, bạn có thể sử dụng dịch vụ “VNPAY Taxi" trên ví điện tử VNPAY hoặccác ứng dụng ngân hàng của mình. Dịch vụ này sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch trọn vẹn hơn, đặc biệt là trong những ngày nắng gắt hoặc có mưa.
Lựa chọn phương án di chuyển phù hợp
Tính năng VNPAY Taxi đã có mặt trên ví VNPAY và ứng dụng ngân hàng gồm VCB Digibank, BIDV SmartBanking, VietinBank iPay Mobile, Agribank E-Mobile Banking, BAOVIET Smart, AB Ditizen, Eximbank EDigi, VietABank EzMobile, SaigonBank Smart Banking, IVB Mobile Banking, app HDBank,... |
3. Khám phá kiến trúc đậm chất châu Âu của Đan viện gần trăm năm tuổi
Tuổi đời của Đan viện Châu Sơn đã lên đến gần trăm năm tuổi, nơi đây còn được ví như là bông hoa giữa núi rừng Nho Quan, Ninh Bình. Một trong những điều đã thu hút du khách đến tham quan chính là nét kiến trúc cổ điển, đậm chất châu u, cùng khám phá ngay phần tiếp theo đây nhé!
3.1. Kiến trúc của tòa nhà chính
Cha Placido Trương Minh Trạch là một tu sĩ trẻ chưa từng học qua một trường lớp kiến trúc nào, nhưng đã cùng những người trò của mình dựng lên Đan viện với mục đích chuyên về chiêm niệm. Chính vì lối kiến trúc giống như tòa lâu đài cổ kính nằm ẩn mình giữa khu rừng xanh, điều này đã làm cho nơi đây thêm phần huyền bí hơn.
Kiến trúc Gothic cổ điển (Nguồn ảnh: Internet)
Thánh đường có thiết kế theo phong cách Gothic với chiều dài 64 mét, chiều rộng 20 mét và chiều cao 21 mét. Địa điểm còn được xây dựng theo hướng từ Đông sang Tây, với mặt tiền hướng về phía Đông như một biểu tượng của sự quy hướng về Đức Kitô.
Ngắm nhìn Đan viện Châu Sơn huyền bí (Nguồn ảnh: Internet)
3.2. Vẻ đẹp mê hoặc bên trong thánh đường
Tường của thánh đường được trang trí một cách hài hòa bởi các cửa sổ, được chia thành hai tầng, tầng trên và tầng dưới. Các cửa sổ bên trong của thánh đường được làm từ kính gỗ sang trọng, và các cửa sổ bên ngoài thì được trang trí bằng các bức tranh "chạm thủng" với hình ảnh của các Thánh và hình tượng Chúa Giêsu.
Bên trong thánh đường (Nguồn ảnh: Internet)
Bên trong Thánh đường, ánh sáng tự nhiên từ những cửa sổ lớn truyền vào hai hành lang rộng. Nhờ vào ánh sáng này mà những hàng cột trở nên nổi bật hơn với những chi tiết được thiết kế tỉ mỉ. Ngoài ra, mái vòm màu trắng đã trở thành điểm cao nhất của nghệ thuật kiến trúc bên trong, tôn lên các bức phù điêu độc đáo, biểu tượng cho Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ và các Thánh…
Sự cổ kính hấp dẫn của Đan viện (Nguồn ảnh: Internet)
3.3. Khuôn viên xanh mát, thanh bình của Đan viện
Khuôn viên của Đan viện là nơi trồng hàng trăm loại cây và hoa màu sắc tươi đẹp, được chăm sóc và tỉa một cách nghệ thuật. Trong hành trình tham quan, du khách sẽ bắt gặp các thiết kế đầy tinh tế, bao gồm các khu vườn, cây cỏ xanh tươi, các tượng điêu khắc tinh xảo và tượng của các Thánh...
Xung quanh Thánh đường là khoảng không gian khá rộng với Vườn Fatima - đây là một góc xanh tươi với các đồng cỏ mướt và một hồ nước trong veo. Vườn được trang trí với những hòn đá từ vùng Nam Bộ cùng với một bãi đá trứng nhân tạo.
Ngoài ra, khuôn viên còn có giếng đá có tên là Giếng Ong Jacob nằm sâu bên dưới mặt đất và một hang đá được gọi là Núi Sọ nằm phía sau Đan viện Thánh mẫu Châu Sơn. Tất cả những điều này đã tạo nên một không gian trầm lặng và tôn nghiêm tại Đan viện, giống như một nơi thiêng liêng thích hợp để thực hiện việc tu trì.
Khuôn viên bên ngoài của Đan viện (Nguồn ảnh: Internet)
4. Các lưu ý khi tham quan tại Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn
Đây là nơi tu tập, cầu nguyện của các đan sĩ, vậy nên, du khách chỉ có thể tham quan sau thời gian lễ nguyện. Chính vì vậy, bạn nên theo dõi khung thời gian mở cửa để có một chuyến đi trọn vẹn hơn.
Du khách cần biết những lưu ý khi tham quan nơi đây (Nguồn ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, Đan viện Châu Sơn sẽ không mở cửa cho du khách tham quan vào khoảng đầu tháng 8, tháng 3, hoặc mùa Chay,... điều này có thể do liên quan đến các ngày lễ tôn giáo hoặc các sự kiện đặc biệt diễn ra tại Đan viện.
Cuối cùng, dưới đây là một số quy tắc cơ bản khi bạn ghé thăm nơi này để duy trì sự tôn trọng và giữ trật tự khi thăm quan nơi linh thiêng như Đan viện Châu Sơn.
- Để thể hiện sự tôn trọng đối với không gian linh thiêng, bạn nên mặc đồ lịch sự và kín đáo khi tham quan đan viện.
- Tránh gây ồn ào khi tham quan đan viện
- Không được xả rác bừa bãi khi tham quan đan viện. Bạn nên bỏ rác đúng nơi quy định để giữ được nét đẹp trong xanh nơi đây.
- Bạn cần lưu ý không nên bẻ cành cây, ngắt hoa hoặc các hành động khác làm hư hỏng cây cỏ khi tham quan đan viện.
- Bạn không nên tự ý đi vào nhà ở và nơi học tập của các cha, cũng như các địa điểm khác khi chưa được cho phép
Với những thông tin trên từ VNPAY cung cấp, hy vọng bạn đọc đã nắm được những thông tin cần thiết về Đan viện Châu Sơn. VNPAY Chúc bạn có một chuyến đi trọn vẹn và có những trải nghiệm thật đáng nhớ trong chuyến du lịch của mình.
>>>> Tiếp Tục Với:
Đầm Vân Long - Nơi hội tụ cảnh sắc hữu tình
Đến Phố cổ Hoa Lư - Đi thuyền, thả lồng đèn và checkin siêu đẹp