Tháp Bà Nha Trang: Địa điểm du lịch văn hoá cổ Chăm Pa
Tháp Bà Nha Trang (Tháp Bà Ponagar) là một trong những địa điểm du lịch đặc sắc mà du khách nên trải nghiệm khi đến thành phố xinh đẹp này. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc đặc sắc của toà tháp và có cơ hội tham dự các lễ hội văn hóa truyền thống. Bạn hãy cùng VNPAY tìm hiểu ngay về Tháp Bà và những lưu ý cần bỏ túi ghé thăm địa điểm khi du lịch Nha Trang này nhé!
1. Giới thiệu Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Tháp Bà được biết đến là di sản văn hóa đặc sắc và độc đáo được nhiều du khách lựa chọn khi đến Nha Trang. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về địa điểm này ngay sau đây nhé!
1.1. Vị trí Tháp Bà Ponagar nằm ở đâu?
Nhìn từ xa, du khách sẽ dễ dàng thấy Tháp Bà Nha Trang Khánh Hòa tọa lạc trên ngọn đồi Cù Lao tại số 61 đường Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước. Vị trí này cách mực nước biển từ 10 đến 12m và chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 2km.
Ngoài ra, tháp còn nằm ngay tại cửa sông Cái - đây là con sông lớn của tỉnh Khánh Hòa và có lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước Việt Nam. Có thể nói, đây chính là vị thế “tựa sơn hướng hải” mà người xưa thường nhắc đến khi nói về yếu tố phong thủy. Đối với người Chăm, vị trí này có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh và văn hóa vì là nơi giao thoa giữa trời và đất, giữa biển và núi, là nơi hội tụ linh khí của đất trời.
Tháp Bà còn được biết đến là Tháp Thiên Y Thánh Mẫu (Nguồn: Internet)
>>>> Tham Khảo Thêm: Danh sách địa điểm du lịch Nha Trang nên ghé thăm
1.2. Lịch sử Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Tháp Bà Nha Trang là quần thể kiến trúc đại diện cho thời kỳ Hindu rực rỡ của người Chăm. Di sản này đã có từ khoảng thế kỷ VIII - XIII và được biết đến như một biểu tượng mà người Chăm xây dựng để thờ phụng Nữ Thần Ponagar. Bà là vị thần tối cao trong đạo Hindu và đã có công truyền đạt kinh nghiệm về chăn nuôi và trồng trọt cho người dân Chăm Pa.
Với lối kiến trúc hiện đại và độc đáo, tháp Ponagar đã chính thức được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia từ năm 1979. Bên cạnh đó, sự tồn tại của tòa tháp cũng đại diện cho đời sống tâm linh và văn hóa tín ngưỡng của người Chăm.
Có thể nói, Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc mang đậm nét văn hóa Chăm Pa, là một minh chứng cho sự hưng thịnh của vương quốc Chăm Pa trong quá khứ.
Di sản này đã có từ thế kỷ VIII đến XIII (Nguồn: Internet)
1.3. Giá vé và giờ mở cửa Tháp Bà
Tháp Bà ở Nha Trang áp dụng giá vé tham quan và giờ mở cửa như sau:
- Giá vé: 30.000 VND/người, bạn chỉ cần mua vé vào cổng và không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào khác.
- Giờ mở cửa của tháp từ 8h00 đến 18h00 hàng ngày.
Bạn có thể sắp xếp đi tháp Bà vào buổi sáng vì trời sẽ mát mẻ và dễ chịu hơn. Nếu đi vào buổi trưa hoặc chiều thì bạn cần bôi kem chống nắng và mang theo nón vì thời tiết ở đây khá nắng gắt nhưng không có nhiều bóng mát.
Tháp Bà ở Nha Trang có giá vé tham quan là 25.000 VND/người (Nguồn: Internet)
2. Cách di chuyển đến Tháp Bà
Từ trung tâm thành phố Nha Trang, bạn chỉ cần di chuyển về hướng Bắc dọc đường Trần Phú. Tới đây, bạn tiếp tục chạy qua cầu Trần Phú và rẽ vào đường Tháp Bà. Sau đó, tiếp tục đi thẳng, bạn sẽ thấy khu vực cổng của Tháp nằm ở cuối đường.
Tại thành phố, bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện để đến Tháp Bà như xe máy, xe buýt, taxi, ô tô,... Tuy nhiên, nếu mới đến Nha Trang và không hiểu rõ về đường đi, thì bạn nên chọn taxi để thuận tiện hơn trong việc di chuyển.
Giá cho mỗi chuyến taxi chỉ từ 150.000 VND - 200.000 VND. Bạn có thể sử dụng dịch vụ “Gọi Taxi” tại ví điện tử VNPAY hoặc trên hầu hết các ứng dụng ngân hàng như VCB Digibank, VietinBank iPay Mobile, Agribank E-Mobile Banking, BAOVIET Smart, AB Citizen, Eximbank EDigi, app HDBank,... chỉ với vài thao tác chạm đơn giản trên điện thoại.
Giao diện đặt taxi dễ dàng trên các ứng dụng ngân hàng
3. Khám phá kiến trúc Tháp Bà
Hình ảnh Tháp Bà Nha Trang gợi lên ý nghĩa về mặt tâm linh và văn hóa của người Chăm Pa. Chính vì thế, địa điểm này luôn là điểm đến lý tưởng của cho khách du lịch trong và ngoài nước Cùng tìm hiểu ngay về kiến trúc của Tháp Bà nhé!
3.1. Tham quan 3 tầng khu di tích
Tháp Bà Nha Trang là quần thể kiến trúc có mặt từ thời kỳ hưng thịnh của Chăm Pa. Hiện tại, Tháp Bà đang được phân chia thành 3 tầng chính với lối kiến trúc vô cùng độc đáo và mang đậm phong cách của người Chăm.
- Tầng thấp
Khi tham quan khu di tích, du khách có thể thấy ở tháp cổng có một lối đi dẫn trực tiếp lên trên các tầng khác. Đặc biệt, bạn sẽ cảm nhận được sự cổ kính và lâu đời của tòa tháp bởi lối đi hoàn toàn được lát bằng gạch đá.
Nét đặc biệt của tháp Ponagar là lối kiến trúc đặc trưng theo chiều từ dưới lên nên giữa các tầng sẽ thông với nhau bằng một đường duy nhất. Hiện nay, nhiều bậc đã được trùng tu lại để đảm bảo sự an toàn và thuận tiện cho việc thăm quan của du khách.
Tầng thấp còn được biết đến là tầng đầu tiên của ngôi tháp. Phần lớn, những kiến trúc cổ xưa ở đây đều sẽ không còn do sự bào mòn của thời gian. Chính vì thế, du khách sẽ nhìn thấy những cột đá hoặc chân trụ có nhiều vết nứt hoặc vết hở khi tham quan ở Tháp Bà.
Tháp được xây dựng theo lối kiến trúc từ dưới lên trên (Nguồn: Internet)
- Tầng giữa
Tầng giữa của tháp được gọi là Madapa với chiều dài 20m và chiều rộng lên đến 15m. Hiện nay, Tháp Bà ở Nha Trang chỉ còn hai dãy cột chính là nhà tĩnh tâm và nhà khách. Mỗi cột được xây dựng theo hình bát giác và có chiều cao hơn 3m, bên cạnh là 12 cột nhỏ xếp đều và đối xứng với nhau. Tại tầng giữa, du khách có thể nghỉ ngơi và chuẩn bị một số lễ vật để dâng hương lên điện.
Mỗi cột được xây dựng theo hình bát giác (Nguồn: Internet)
- Tầng trên cùng
Khi đến tầng trên cùng, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn 2 ngôi tháp được bao bọc bởi 2 bức tường đá. Nguyên bản, tòa này có đến 4 bức tường nhưng do ảnh hưởng của thiên nhiên và chiến tranh nên chỉ còn 2 bức ở thời điểm hiện tại.
Tháp chính sẽ có chiều cao lên đến 23m và được gọi với cái tên là tháp Ponagar. Điểm đặc biệt của tầng trên cùng là các bức tường được xây dựng rất khít và hầu như không có khe hở. Tháp được trang trí bằng nhiều họa tiết và hình ảnh khác nhau của thời Chăm Pa như các linh vật, tiên nữ, thần Ponagar,... Trên đỉnh tháp còn có hình thần Shiva đang cưỡi ngưu thần và những bức tượng hình thú như voi, dê, thiên nga,...
Tháp được trang trí bằng nhiều họa tiết và hình ảnh khác nhau (Nguồn: Internet)
3.2. Tháp thờ chính
Phần tháp thờ chính có chiều cao lên đến 23m và đây cũng là nơi thờ thần Ponagar. 4 tầng chính của tháp sẽ được 4 tháp nhỏ bao bọc xung quanh. Bên trong tháp được điêu khắc với nhiều hình ảnh mô tả đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân Chăm Pa như săn bắn, múa hát, chèo thuyền,...
Nữ thần đang ngồi trên bệ đá có hình đài sen (Nguồn: Internet)
Mỗi tầng của tháp sẽ có cửa ra vào và tượng thần làm bằng đá. Khi đi sâu vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp bức tượng của thần Ponagar màu đen, cao 2.6m được tạc bằng đá hoa cương. Bên cạnh đó, trong tháp còn có nữ thần được đặt trên bệ đá có hình đài sen và phần lưng tựa vào lá bồ đề làm từ đá. Đây cũng là nơi vô cùng uy nghiêm và tâm linh mà người Chăm Pa rất coi trọng.
3.3. Tượng bà Po Nagar
Nữ thần Ponagar là vợ của vị thần Shiva. Đối với người Chăm Pa, bà chính là biểu tượng của sự ấm no và hạnh phúc. Chính vì thế, điện thờ chính của tòa tháp cũng là nơi thờ kính bức tượng của nữ thần này. Tượng bà được điêu khắc tựa lên một bệ sen và có 10 cánh tay xung quanh. Trong đó, 2 bàn tay chính ở dưới sẽ được đặt ở trên đầu gối.
Tượng được điêu khắc tựa lên một bệ sen và có 10 cánh tay xung quanh (Nguồn: Internet)
Bức tượng bà Ponagar được làm vào năm 985 và trở thành niềm hy vọng của văn hóa tín ngưỡng người Chăm. Điểm đặc biệt của tượng là các cánh tay đều nắm giữ những đồ vật đại diện cho đặc điểm của thần Shiva như chuỗi ròng, quyền trượng, cung, mũi tên,...
3.4. Chiêm ngưỡng kiến trúc Chăm Pa cổ xưa
Ngoài các điểm cấu trúc chính ở trên, quần thể tháp Bà Po Nagar còn có nhiều công trình kiến trúc khác như: Nhà tiền đình, tường bao quanh, cổng tam quan,... Du khách có thể khám phá tháp, vừa chiêm ngưỡng những đặc trưng trong kiến trúc xưa của người Chăm.
Có thể nói, tháp Bà Nha Trang chính là quần thể kiến trúc đại diện cho lối điêu khắc tinh xảo của người Chăm Pa thời xưa. Tháp được xây dựng bằng gạch nung có màu đỏ sẫm với kết cấu bền chắc nên có thể tồn tại vững chãi theo thời gian.
Đặc biệt, mỗi hình vẽ và bức tượng bên trong tháp đều cho thấy sự tỉ mỉ và tinh tế của người Chăm trong quá trình xây dựng công trình này. Chỉ cần lựa chọn một không gian bất kỳ của tòa tháp để chụp ảnh, bạn đã sở hữu ngay cho mình một bức hình sống ảo mới lạ và đậm chất cổ điển.
Tòa tháp hiện có 3 tầng cùng 4 tháp chính (Nguồn: Internet)
4. Các lễ hội văn hóa đặc sắc tại Tháp Bà Nha Trang
Tháp Bà ở Nha Trang không chỉ là nơi để du khách tham quan mà còn là địa điểm tổ chức lễ hội Tháp Bà hàng năm. Lễ hội diễn ra từ ngày 20-23/3 m Lịch, nhằm thể hiện sự biết ơn và tôn kính của người dân đến nữ thần Ponagar.
Ngày lễ này diễn ra từ 20-23/3 m lịch hằng năm (Nguồn: Internet)
Vào ngày này, người dân sẽ thực hiện các nghi thức thờ cúng và dân lễ để cầu xin sự ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, lễ hội Tháp Bà còn có hoạt động múa bóng diễn ra vô cùng sôi nổi. Đây được xem là điệu múa đặc trưng xuất phát từ người Chăm, dùng để dâng lễ cho mẹ bà Thiên Y.
Cụ thể, các cô gái trẻ sẽ chuẩn bị những bộ xiêm y đẹp nhất, đầu đội hoa linh và khoan thai uốn lượn theo từng nhịp nhạc. Sau đó, từng đoàn sẽ lần lượt thực hiện múa bóng để hầu các vị thần tại Tháp.
Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia các hoạt động khác như: Thưởng thức triển lãm tranh về vương quốc Chăm Pa xưa, thưởng thức trình diễn nghề dệt thổ cẩm Chăm,...
5. Một số địa điểm vui chơi gần Tháp Bà Ponagar
Đã có nhiều du khách thường thắc mắc các hoạt động vui chơi gần Tháp Bà Nha Trang có gì đặc sắc? Bên cạnh Tháp Bà Ponagar, bạn có thể ghé thăm một số địa điểm độc đáo khác như Tháp Trầm Hương, Viện Hải Dương Học,...
5.1. Tháp Trầm Hương Nha Trang
- Địa chỉ: Trần Phú Quảng trường, Hai tháng Tư, Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa
- Giá vé: Miễn phí
Bên cạnh Tháp Bà Nha Trang Khánh Hòa, bạn cũng có thể thêm vào lịch trình của mình một địa điểm khác chính là tháp Trầm Hương. Tháp nằm ở trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho việc di chuyển.
Lối kiến trúc xây dựng độc đáo với 6 tầng gắn kết đã làm cho điểm tham quan này thu hút nhiều khách du lịch hơn. Đặc biệt, mỗi tầng đều được xây trên nền gạch ngũ giác và có các bức tượng sóng biển bao quanh ở mỗi góc. Nhìn từ xa, tháp Trầm Hương trông hệt như một nụ hoa đang dần hé nở với mỗi cánh đại diện cho một cánh buồm đang vươn mình ra khơi.
Đối với người dân Khánh Hòa, tháp Trầm Hương được xem như một ngọn hải đăng giúp soi sáng và định vị đường đi trên biển cho ngư dân. Tại đây, du khách có thể vào tham quan và check in sống ảo để lưu giữ kỉ niệm về thành phố biển Nha Trang rực rỡ.
Tháp nằm ngay bên trong trung tâm thành phố (Nguồn: Internet)
5.2. Viện Hải Dương Học Nha Trang
- Địa chỉ: Số 1, Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa
- Giá vé:
- Người lớn: 40.000 VND/vé
- Sinh viên: 20.000 VND/vé
- Học sinh: 10.000 VND/vé
Viện Hải Dương Học Nha Trang là một trong những điểm đến lý tưởng dành cho khách du lịch. Viện được biết đến là nơi chuyên nghiên cứu và lưu trữ mẫu vật của các sinh vật biển lớn nhất tại Đông Nam Á.
Bạn chỉ cần di chuyển từ trung tâm thành phố về hướng Nam khoảng 6km là đã có thể tham quan viện Hải Dương. Điểm đặc biệt của Viện là không gian đậm chất biển cá vì được bao trùm bởi sắc màu của hàng ngàn loài sinh vật trên khắp đại dương.
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng hơn 4.000 loài sinh vật khác nhau (Nguồn: Internet)
Viện Hải Dương đang được chia ra thành nhiều khu vực khác nhau như rừng ngập mặn, khu trưng bày các mẫu vật, khu rạn nhân tạo, hồ sinh vật biển. Khi đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hơn 4.000 loài sinh vật cùng 20.000 mẫu vật của các loài thực vật quý hiếm dưới đại dương. Trong số đó phải kể đến bộ xương cá nạng với cân nặng lên đến 1000kg và xương cá voi lưng gù tồn tại hơn 200 năm.
5.3. Suối khoáng nóng Tháp Bà
- Địa chỉ: 438 Ngô Đến, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- Giá vé:
- Người lớn 120.000 VND/Vé
- Trẻ em cao 1m - 1,4m: 60.000 VND/Vé
- Trẻ em cao dưới 1m: Miễn phí
Nếu đang tìm hiểu gần Tháp Bà Nha Trang có gì vui chơi thì bạn không nên bỏ qua suối khoáng nóng với đầy đủ các tiện ích như tắm bùn, tắm thảo dược... Khu du lịch gắn liền với thiên nhiên và có đa dạng dịch vụ thư giãn kết hợp nghỉ dưỡng cho du khách từ mọi lứa tuổi trải nghiệm. Bạn có thể ngâm mình bên trong suối nước khoáng nóng, xông hơi, massage hoặc ngâm Jacuzzi.
Khu du lịch được thiết kế hòa mình với thiên nhiên (Nguồn: Internet)
6. Kinh nghiệm du lịch Tháp Bà Nha Trang
Tháp Bà Nha Trang là quần thể di tích lịch sử có từ lâu đời và đại diện cho các tín ngưỡng về tâm linh. Chính vì thế, du khách khi đến đây nên tuân thủ theo các quy tắc về ăn mặc và lời nói để tránh phạm húy. Hãy bỏ túi một số kinh nghiệm mà bạn cần có khi đi du lịch Tháp Bà nhé!
- Du khách không nên có những lời bình phẩm thô lỗ và khiếm nhã đến nữ thần Ponagar vì có thể phạm húy và gặp những điều không may.
- Bạn không được mang thức ăn vào bên trong tháp và xả rác bừa bãi để không làm mất mỹ quan của khu di tích.
- Du khách nên lựa chọn quần áo lịch sự nếu muốn tham quan bên trong tòa tháp và khấn vái ở điện chính để có thể cầu xin nữ thần sự bình an.
- Bạn hãy chuẩn bị kem chống nắng, mỹ, kính râm,... phòng trường hợp nhiệt độ bên ngoài quá cao.
Một số lưu ý khi tham quan tháp (Nguồn: Internet)
Tháp Bà Nha Trang là điểm tham quan nổi tiếng đại diện cho giá trị văn hóa và tín ngưỡng của người Chăm Pa. Nơi đây không chỉ có lối kiến trúc độc đáo mà còn là địa điểm tổ chức các lễ hội văn hóa đặc sắc. Chính vì thế, du khách sẽ có những trải nghiệm hoàn hảo khi du lịch tại Nha Trang. VNPAY hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn có một chuyến đi thật ý nghĩa.
>>>> Đọc Thêm Bài Viết: