Trường Dục Thanh - Điểm đến lịch sử đầy tự hào không thể bỏ qua
Trường Dục Thành là một trong những công trình kiến trúc lịch sử lâu đời và là niềm tự hào to lớn của người dân Phan Thiết. Trong bài viết sau đây, VNPAY sẽ cùng bạn khám phá địa điểm chứa đựng những giá trị lịch sử này khi đi du lịch Mũi Né-Phan Thiết nhé!
1. Trường Dục Thanh - Di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của Việt Nam
Trường Dục Thanh được xem là một di tích mang đậm giá trị văn hóa - lịch sử của Việt Nam. Di tích này ra đời vào năm 1905, được tạo ra với mục đích hưởng ứng phong trào Duy Tân của những nhà chí sĩ yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp.
Trường Dục Thanh cũng chính là nơi in lại dấu ấn thời thanh niên của vị lãnh tụ dân tộc ta - Bác Hồ với tên Nguyễn Tất Thành. Từ 9/1910 cho đến tháng 02/1911, với rất nhiều tâm huyết cùng trí tuệ lớn lao, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã dừng chân tại mảnh đất Phan Thiết để dạy học. Chính tại nơi đây, Bác Hồ đã truyền đạt những tư tưởng, văn hóa và gợi dậy tình yêu nước cho những người học trò của mình trước khi ra đi tìm đường cứu nước.
Có thể nói, Trường Dục Thanh gắn với một trong những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, khi Bác bắt đầu được tiếp xúc với tư tưởng yêu nước, cách mạng của các sĩ phu yêu nước đương thời.
Trường Dục Thanh lưu lại dấu ấn của một giai đoạn lịch sử quan trọng (Nguồn ảnh: Internet)
Vì vậy, không đơn thuần là một địa điểm tham quan du lịch, Trường Dục Thanh chính là nơi mà du khách tìm đến để tìm hiểu, tưởng niệm về cuộc đời của Bác. Thăm quan khu di tích Trường Dục Thanh sẽ giúp du khách có thêm những hiểu biết về lối sống, con người và tư tưởng của Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Khu di tích Trường Dục Thanh chính là minh chứng lịch sử, chứng kiến một tư tưởng, khát vọng lớn của Bác Hồ trong việc giải phóng dân tộc. Đây cũng chính là một phần không thể thiếu trong hệ thống di tích lưu niệm Hồ Chí Minh trên cả nước. Những bài học và kỷ vật mà Bác Hồ đã để lại mãi là tài sản vô giá mà nhân dân Phan Thiết luôn luôn tự hào, gìn giữ và phát huy.
>>>> Xem Thêm: Núi Tà Cú - Hòa mình vào thiên nhiên phong phú và hệ thống chùa chiền linh thiêng
2. Hướng dẫn tham quan trường Dục Thanh
2.1 Vé tham quan Trường Dục Thanh
Trường Dục Thanh là địa điểm du lịch Mũi Né mà du khách không thể nào bỏ qua khi đến với vùng đất đầy nắng gió này. Hiện nay, Trường Dục Thanh mở cửa miễn phí cho tất cả du khách đến tham quan. Vì vậy, du khách hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề chi phí khi đến với Trường Dục Thanh.
Những hướng dẫn viên tại đây đều là người địa phương, có sự am hiểu sâu sắc về lịch sử cùng những câu chuyện xoay quanh Trường Dục Thanh. Nhờ đó, du khách sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị văn hóa, lịch sử cùng những dấu ấn khó phai của ngôi trường hơn 100 năm tuổi này.
2.2 Cách di chuyển
Trường Dục Thanh tọa lạc ngay trung tâm thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) và nằm ngay cạnh con sông Cà Ty êm đềm. Địa chỉ cụ thể của khu di tích Trường Dục Thanh là: 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa. Du khách có thể ghé thăm chợ Phan Thiết trong chuyến tham quan Trường Dục Thanh bởi hai địa điểm này có khoảng cách khá gần nhau.
Trường Dục Thanh ở tại trung tâm thành phố Phan Thiết (Nguồn ảnh: Internet)
Để đến với khu di tích Trường Dục Thanh từ trung tâm thành phố Phan Thiết, bạn hãy đi về hướng đường Trần Bình Trọng. Tiếp theo đó, bạn đi thẳng đến khi gặp đường tỉnh 715 và rẽ phải, đi vào con đường Võ Nguyên Giáp. Khi bạn đến gần vòng xuyến, chọn lối ra thứ hai để tiếp tục trên con đường Nguyễn Thông.
Bạn hãy tiếp tục đi thẳng và sau đó bạn sẽ gặp một vòng xuyến khác. Tại đây, tiếp tục đi thẳng và bạn sẽ thấy mình đi vào con đường Lê Hồng Phong, đi qua sông Cà Ty. Ngay sau khi vượt qua cây cầu, bạn hãy rẽ phải vào con đường Trung Nhị. Bạn sẽ nhận ra trường Dục Thanh nằm ở phía bên trái.
Để di chuyển đến Trường Dục Thanh một cách thuận tiện nhất, đặc biệt là với các nhóm du khách đông, taxi là một lựa chọn phù hợp. Du khách có thể đặt taxi trên ví VNPAY hoặc ứng dụng ngân hàng với vài thao tác đơn giản và tiết kiệm chi phí với nhiều mã khuyến mại hấp dẫn.
Hướng dẫn các bước đặt taxi
2.3 Lưu ý trong quá trình tham quan
Khi tham quan kiến trúc Trường Dục Thanh, bạn cần lưu ý một vài điều như ăn mặc trang phục kín đáo, lịch sự; đi nhẹ, nói khẽ khi di chuyển trong khuôn viên di tích. Cùng với đó, du khách cũng không được phép tự tay sờ, chạm hay bôi vẽ lên các hiện vật bên trong. Du khách cũng không được đạp lên bãi cỏ, ngắt hoa bẻ cành hay xả rác bừa bãi trong khu di tích.
Hãy tuân thủ quy định tại nơi đây và chung tay gìn giữ niềm tự hào của người dân Phan Thiết nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, bạn nhé!
3. Kiến trúc Trường Dục Thanh
Trường Dục Thanh thu hút du khách bởi vẻ ngoài cổ kính, rêu phong e ấp trong những vòm cây xanh được cắt tỉa kỳ công. Những điều này mang lại cho Trường Dục Thanh một vẻ đẹp hoài cổ, trầm mặc như một bộ phim cổ trang, đưa con người tìm về những giá trị xưa cũ.
Dù đã tồn tại hơn 100 năm với nhiều biến cố lịch sử nhưng kiến trúc Trường Dục Thanh vẫn còn được bảo tồn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Du khách đến tham quan Trường Dục Thanh sẽ được thưởng thức hết vẻ đẹp của nơi đây và cảm nhận rõ nét về không khí mà người xưa đã trải qua.
Khi đến với khu di tích Trường Dục Thanh, du khách sẽ không thể nào bỏ qua các khu kiến trúc sau:
Khu lớp học chính
Khu lớp học chính là tòa nhà có quy mô lớn nhất tại khu di tích Trường Dục Thanh. Kiến trúc này mang đậm phong cách Á Đông với những mái ngói đỏ rực cùng những cột trụ được tạo ra bởi gỗ lim bóng loáng. Khu lớp học chính đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn vững chãi đứng đó, mang đến cho du khách một cảm giác thân thuộc, gần gũi và an tâm.
Khu lớp học chính là tòa nhà lớn nhất Trường Dục Thanh (Nguồn ảnh: Internet)
Khu lớp học được chia làm 3 gian, trong đó 2 gian được sử dụng làm lớp học và 1 gian lầu. Tựa như bao lớp học truyền thống khác, phòng học ở đây cũng bao gồm một tấm bảng đen bên trên và những dãy bàn ghế học sinh bên dưới. Một nét kiến trúc thú vị tại khu lớp học chính là những bức tường được thiết kế thành hình tổ ong. Thiết kế này tạo điều kiện cho ánh sáng tự nhiên đi vào lớp học một cách dễ dàng hơn, giúp quá trình dạy và học trở nên càng thuận tiện.
Ngọa Du Sào
Một kiến trúc khác tại Trường Dục Thanh mà du khách không thể bỏ qua là Ngọa Du Sào. Đây được xem là tòa nhà được sử dụng để chuyên tiếp khách và bàn luận các công việc chính sự của những chí sĩ yêu nước thời bấy giờ. Ngọa Du Sào không quá lớn nhưng kiến trúc lại có sự chỉn chu, tỉ mẫn đến từng chi tiết.
Ngọa Du Sào là nơi được dùng để tiếp khách và bàn luận chuyện chính sự (Nguồn ảnh: Internet)
Nhà ngư
Nhà ngư được xây dựng bên cạnh tòa nhà chính từ năm 1906. Đây là địa điểm được dùng để chứa lưới cụ và một số dụng cụ làm mắm của gia đình cụ Nguyễn Thông. Mãi cho đến khi Trường Dục Thanh được thành lập vào năm 1907 thì Nhà Ngư đã được trưng dụng thành khu nhà nội trú cho các thầy, trò ở các tỉnh xa. Và đây cũng là nơi mà Bác Hồ đã ở lại khi dạy học tại Trường Dục Thanh.
Cây khế và Giếng nước
Cây khế tại Trường Dục Thanh đã được trồng hơn 1 thế kỷ trước bởi vợ cụ Nguyễn Thông. Trong quá trình dạy học tại Trường Dục Thanh, Bác Hồ vẫn thường hay lấy nước giếng để sinh hoạt và tưới các cây trong vườn. Cây khế được thầy giáo Thành chăm sóc từ năm 1910 và vẫn đơm hoa kết trái quanh năm cho đến ngày nay. Cây khế này hiện được người dân Phan Thiết gọi bởi một cái tên vô cùng thân thương - cây khế “Bác Hồ”.
Khu vườn xanh ươm
Khu vườn xanh mướt, sai trĩu quả chính là một nét phong cảnh mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Trường Dục Thanh. Trong khu vườn này có nhiều loại cây có tuổi đời hơn trăm năm và từng được thầy giáo Nguyễn Tất Thành trồng và chăm sóc. Khi tham quan khu vườn, đừng quên du khách không được phép hái quả trên cây nhé.
Khu vườn tươi mát tại Trường Dục Thanh (Nguồn ảnh: Internet)
4. Những trải nghiệm đặc biệt tại Trường Dục Thanh
4.1 Tìm hiểu về những năm tháng dạy học của Bác Hồ
Trường Dục Thanh thời kì ấy là điểm hội tụ của các sĩ phu yêu nước và những người mang tinh thần tiến bộ. Đây cũng là nơi lưu danh những bước chân của thanh niên yêu nước xuất sắc Nguyễn Tất Thành.
Chỉ sau ba năm thành lập Trường Dục Thanh, Trương Gia Mô - bạn thân của cụ Nguyễn Sinh Sắc - đã giới thiệu Bác đến trường để truyền đạt kiến thức. Từ lúc ấy, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành, với tuổi đời đôi mươi, đã trở thành người thầy trẻ tuổi nhất tại đây.
Đến Trường Dục Thanh tìm hiểu về những năm tháng dạy học của Bác (Nguồn ảnh: Internet)
Thầy Nguyễn Tất Thành đảm nhiệm việc giảng dạy môn Quốc Văn, Hán Văn cùng thể dục. Khi giáo viên Pháp Văn không thể dạy, thầy Thành cũng đảm nhận việc giảng dạy bằng tiếng Pháp. Trong thời gian dạy học tại ngôi trường này, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã truyền đạt cho các học trò mình không chỉ là kiến thức mà còn là tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng.
Vào tháng 2 năm 1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã rời công việc dạy học tại Trường Dục Thanh để ra đi tìm đường cứu nước, dân tộc. Tại Trường Dục Thanh, những vật phẩm quý báu như bộ bàn ghế mà Bác thường ngồi, tấm ván Bác nằm, chiếc tủ Bác để tư trang, cây bút mài mực và cả những chiếc ly uống nước... của Bác đều được bảo quản một cách trang trọng.
4.2 Chụp hình và ngắm nhìn nét đẹp cổ kính của ngôi trường trăm tuổi
Trường Dục Thanh thu hút du khách không chỉ bởi giá trị lịch sử và văn hóa, mà còn bởi vẻ đẹp trăm năm tuổi, cổ kính và rêu phong. Tại Trường Dục Thanh, du khách có thể tản bộ và nghe hướng dẫn viên giới thiệu về những câu chuyện lịch sử của nơi đây. Hoặc là du khách có thể dạo chơi thong thả, ngắm nhìn vẻ đẹp của di tích hoặc chụp hình để lưu lại những kỷ niệm cho chuyến đi.
Trường Dục Thanh là niềm tự hào của người dân Phan Thiết, mang trong mình những giá trị văn hóa - lịch sử đặc biệt. Nếu có dịp đến với vùng đất Bình Thuận đầy nắng gió, bạn đừng quên ghé thăm ngôi trường trăm tuổi này. Hy vọng bài viết trên của VNPAY đã mang đến những thông tin hữu ích cho chuyến đi sắp tới của bạn nhé!
>>>> Tham Khảo Thêm Những Địa Điểm Du Lịch Khác: