4DX là gì? Công nghệ xem phim này có gì độc đáo?
Định dạng 4DX là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người yêu thích phim điện ảnh đặt ra và mong muốn tìm hiểu. Nếu bạn đang muốn biết thêm về hình thức xem phim giải trí mới mẻ này, hãy cùng VNPAY tìm hiểu định dạng phim 4DX có gì thú vị qua bài viết dưới đây nhé!
1. Phim định dạng 4DX là gì?
4DX là một định dạng phim được tăng cường thêm các hiệu ứng thời tiết (mưa, gió, sấm sét, sương mù), các chuyển động rung lắc như thực tế nhờ ghế đa chiều. Khi xem phim có định dạng 4DX, khán giả ngoài việc được trải nghiệm những thước phim điện ảnh chân thật thì còn có cảm giác như bước 1 chân vào thế giới trên màn ảnh nhờ sự phối hợp, dàn dựng công phu các yếu tố tạo cảm giác từ công nghệ 4DX.
Không giống như những bộ phim truyền thống chỉ mang đến trải nghiệm hình ảnh và âm thanh, rạp phim 4DX có thể nói là công nghệ mang đến sự đổi mới cho khán giả, giúp họ đắm chìm hơn vào phim bằng các loại hiệu ứng môi trường khác nhau. Sự bổ sung các hiệu ứng tác động cảm giác vật lý người xem của công nghệ 4DX đã khiến nhiều người cảm thấy như họ đang là một phần trong bộ phim.
Tuy 4DX được giới thiệu thương mại lần đầu vào năm 2009, có thể kết hợp được với cả phim 2D truyền thống lẫn phim 3D khi chiếu phim, nhưng để định dạng này thực sự trở nên phổ biến thì chỉ mới trong vài năm trở lại đây. Khi người xem đã quá quen thuộc với phim 2D lẫn 3D, phim có 4DX lại nổi lên như một hiện tượng mới nhờ tạo được cho người xem có thêm cảm giác được tham gia vào bộ phim nhờ các hiệu ứng chuyển động, cảnh quan thời tiết để kích thích các giác quan còn lại của khán giả.
Hệ thống phòng chiếu định dạng 4DX (Nguồn: Internet)
>>>> Tìm Hiểu Thêm Về Định Dạng Phim: Phim 3D là gì? Có gì khác so với phim 2D
2. Có gì thú vị ở định dạng phim 4DX?
Sau khi nắm được khái quát về phim 4DX là gì, hãy cùng xem định dạng phim này có gì thú vị, cách thể loại này mang lại sự trải nghiệm lí thú cho người xem là gì.
2.1. Ghế đa chiều
Một trong những tính năng chủ đạo không kém phần quan trọng của công nghệ chiếu phim 4DX không thể nào không nhắc đến ghế chuyển động đa chiều. Những chiếc ghế chuyên dụng được lắp đặt trong rạp chiếu 4DX này được trang bị các cảm biến, hệ thống chuyển động để tạo ra hiệu ứng rung lắc theo các cảnh phim trên màn hình.
Ghế đa chiều trong rạp phim 4DX được thiết kế gồm 3 chuyển động cơ bản (Nâng, xoay và lắc) đem lại cho khán giả những rung động, va chạm y hệt trên phim, giúp trải nghiệm xem phim được sống động hơn.
Ghế đa chiều trong phòng chiếu 4DX (Nguồn: Internet)
>>>> Khám Phá Ngay: Định dạng 4DX và IMAX là gì? Nên lựa chọn xem định dạng nào?
2.2. Hiệu ứng thời tiết đặc biệt
Bí mật đằng sau công nghệ 4DX mang lại trải nghiệm chân thực hơn cho người xem nằm ở hệ thống tạo hiệu ứng thời tiết, tạo môi trường tương tác xung quanh khán giả. Hơn 10 loại hiệu ứng thời tiết khác nhau được tích hợp trong một hệ thống đặc biệt ở phía trước ghế ngồi để kích thích tối đa các giác quan còn lại của khán giả. Có thể kể đến một vài hiệu ứng chủ đạo như:
- Luồng gió từ một hệ thống được cài đặt trên ghế sẽ thổi trực tiếp vào cổ của người xem tạo cảm giác như đang di chuyển tốc độ cao hoặc cơn gió thổi qua.
- Thiết bị phun nước tạo cảnh có mưa, cảnh có thác nước.
- Mùi hương để mô phỏng mùi nước hoa, mùi thuốc,...
- Sương mù tạo cảm giác huyền bí, kỳ ảo của không gian trong phim.
- Cảnh sấm chớp, ánh sáng được thể hiện bằng hệ thống đèn lắp đặt trên trần rạp chiếu.
- Hiệu ứng bong bóng mang lại cảnh vui tươi.
Đó là một vài hiệu ứng tạo tương tác được thiết lập để kích thích toàn bộ các giác quan của người xem, mang lại cảm giác sống động khi xem điện ảnh chỉ một không hai có ở công nghệ chiếu phim định dạng 4DX.
Hệ thống tạo hiệu ứng môi trường tương tác kích thích giác quan người xem (Nguồn: Internet)
3. Có nên xem phim ở định dạng 4DX không?
Nhiều bạn sẽ cân nhắc việc có nên xem phim ở định dạng 4DX hay không? Dưới đây sẽ là một số điểm nổi bật về công nghệ này và một số gợi ý nên xem phim gì ở định dạng 4DX dành cho bạn.
3.1. Điểm nổi bật của định dạng 4DX là gì?
- Trải nghiệm xem phim đắm chìm: Điểm nổi bật đầu tiên của công nghệ 4DX đó là mang lại cảm giác đắm chìm khi xem phim điện ảnh. Khán giả sẽ cảm thấy mình như là một phần ở trong bộ phim từ chuyển động cho đến hiệu ứng môi trường tác động.
- Tăng mức độ tương tác: Với những chuyển động và hiệu ứng mà 4DX mang lại, người xem sẽ ít bị buồn chán, ít có cảm giác buồn ngủ vì sự kích thích các giác quan đến từ hệ thống tạo hiệu ứng.
- Tăng cường kết nối cảm xúc: Điều khiến xem phim ở định dạng này thú vị hơn là các hiệu ứng tác động vào giác quan sẽ giúp khán giả có cảm xúc tựa như những gì nhân vật đang trải qua.
- Trải nghiệm độc đáo: Dù là công nghệ ra mắt đã lâu, nhưng 4DX không phải rạp chiếu nào cũng có. Vì vậy, việc xem định dạng 4DX chỉ có ở một vài rạp tại các thành phố lớn trên cả nước, nếu có cơ hội đi xem sẽ là một trải nghiệm độc đáo với mỗi người.
3.2. Nên xem phim gì ở định dạng 4DX?
Để trải nghiệm định dạng 4DX không phải là điều dễ dàng vì rất ít rạp tại Việt Nam có phòng chiếu thể loại này. Giá vé xem phim có công nghệ 4DX khá cao (dao động từ 220.000 - 270.000 VND/vé) và khi có cơ hội xem thì nhiều người phân vân không biết nên xem gì để có trải nghiệm tốt nhất.
Vì được tích hợp các công nghệ tạo hiệu ứng tương tác các giác quan của người xem cộng với ghế đa chiều tạo chuyển động sẽ rất phù hợp để xe những phim có cảnh đua xe, phiêu lưu, hành động. Một vài bộ phim được gợi ý để xem ở định dạng 4DX như: Fast & Furious X (2023), Avatar 2, Vệ Binh Dải Ngân Hà 3,...
Bài viết trên VNPAY vừa cùng bạn tìm hiểu về định dạng 4DX là gì, một số điểm nổi bật khi trải nghiệm xem phim ở thể loại này. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với các mọt phim. Nếu bạn muốn thưởng thức những bộ phim hay tại rạp, bạn có thể sử dụng tính năng “Vé xem phim” trên ứng dụng ngân hàng và ví VNPAY để mua vé xem phim nhanh chóng, không phải chờ lâu tại quầy vé nhé!
Tải ngay ứng dụng ví VNPAY tại đây
Hoặc đặt vé xem phim nhanh chóng trên các ứng dụng ngân hàng sẵn có của bạn: Agribank E-Mobile Banking, VietinBank iPay Mobile, VCB Digibank, BIDV SmartBanking, BAOVIET Smart, VietBank Digital, VietABank EzMobile, Co-opBank Mobile Banking, Eximbank Mobile Banking, Eximbank Omni, NamABank - Open Banking, IVB Mobile Banking, ABBANK Ditizen, BIDC, App HDBank, OCB OMNI, SamcombankPay, Sacombank mBanking, SAIGONBANK Smart Banking,...
>>>> Các Bài Viết Hữu Ích Khác: