Đi tàu hỏa có say không? Cách chống say tàu hỏa hiệu quả

Đi tàu hỏa có say không?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi di chuyển bằng tàu, đặc biệt là trong những chuyến đi chơi xa, dài ngày. Hãy theo dõi bài viết sau đây của VNPAY để có được những lời khuyên và kinh nghiệm đi tàu hỏa giảm được tình trạng say tàu, tận hưởng chuyến đi một cách thoải mái nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Đi tàu hỏa có say không?

Hiện tượng say tàu xe có thể xuất hiện khi di chuyển bằng bất cứ phương tiện gì, dù là tàu hỏa, ô tô,... Khi say tàu xe, cơ thể của bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng như chóng mặt, nôn mửa, toát mồ hôi lạnh,... Các triệu chứng này mạnh hay nhẹ sẽ phục thuộc nhiều vào cơ địa, tình hình sức khỏe của mỗi người. 

Tuy nhiên, tàu hỏa là một phương tiện di chuyển với tốc độ khá chậm và đều đặn nên tình trạng say tàu sẽ ít hơn các phương tiện khác. Để giúp bạn tận hưởng chuyến đi của bản thân một cách trọn vẹn, VNPAY sẽ chia sẻ đến bạn các cách để giảm triệu chứng say tàu hỏa hiệu quả nhất trong phần tiếp theo.

đi tàu hỏa có say không

Hiện tượng say tàu xe có thể xuất hiện khi di chuyển bằng bất cứ phương tiện nào (Nguồn ảnh: Internet)

>>>> Giải Đáp FAQ: Bầu đi tàu được không?

2. Đi tàu hỏa nên ngồi vị trí nào để hạn chế say tàu?

Vị trí ngồi trên các phương tiện di chuyển nói chung và tàu hỏa nói riêng sẽ có ảnh hưởng đến tình trạng say của cơ thể. Hành khách nên lưu ý những điều sau khi lựa chọn các loại ghế tàu hỏa để hạn chế phản ứng của cơ thể với tình trạng say tàu:

  • Lựa chọn vị trí đầu, hoặc giữa tàu hỏa - nơi chịu ít sự chuyển động nhất khi tàu di chuyển

  • Lựa chọn ghế ngồi gần cửa sổ để thông thoáng khí và mặt hướng về cùng phía di chuyển của tàu.

  • Ngồi ghế cùng hướng với phương tiện di chuyển, hạn chế tối đa việc ngồi ngược hướng đi để tránh tình trạng tín hiệu bất xứng đến não, gây nhiễu và gây say tàu nhiều hơn.

Hành khách có thể đọc thêm bài viết "Đi tàu nên ngồi toa nào để không bị say và an toàn?" để có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này nhé.

2. Cách giảm triệu chứng say tàu hỏa

Sau khi trả lời cho câu hỏi “Đi tàu hỏa có say không” và cách lựa chọn chỗ ngồi phù hợp, VNPAY xin mang đến cho bạn một số cách giảm triệu chứng say tàu hỏa hiệu quả khác:

  • Nhìn thẳng về phía trước: Người đi tàu nên lựa chọn nhìn mắt vào một vật tĩnh hay nhìn về phía xa. Bạn không nên đọc sách, báo khi di chuyển để tránh tình trạng say tàu diễn ra nặng hơn.

  • Uống nước lọc, nước có ga: Một ngụm nước lạnh, có ga sẽ giúp bạn hạn chế phần nào cảm giác buồn nôn khi đi tàu. Các loại nước khác như sữa hay cafe không phải là một lựa chọn tốt khi đi tàu vì sẽ khiến có tình trạng say xe của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Ngủ: Một giấc ngủ sẽ là liều thuốc hữu hiệu giúp bạn vượt qua trình trạng say tàu một cách nhẹ nhàng hơn.

  • Nghe nhạc nhẹ hoặc trò chuyện: Các hành động này giúp bạn đánh lạc hướng não bộ, giảm bớt các triệu chứng say tàu xe.

  • Uống trà hoa cúc: Hoa cúc có chứa các hợp chất có tác dụng an thần, giúp thư giãn tinh thần, làm dịu cơ thể và giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi. Nhờ vậy, trà hoa cúc sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng say xe của bản thân.

  • Sử dụng khoai tây, gừng tươi: Một miếng khoai tây, gừng tươi nhỏ được dán vào vùng rốn sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng say xe của bản thân. Hoặc là bạn có thể dán miếng gừng tươi vào huyệt nội quan hay ngậm trong miệng cũng sẽ giúp bạn có một chuyến đi nhẹ nhàng hơn.

  • Ngửi hoặc ăn bánh mì, bánh quy: Các thực phẩm thô như bánh mì, bánh quy sẽ giúp bạn lấp đầy dạ dày, dịu đi những mùi gây khó chịu khi tàu di chuyển.

  • Mở cửa sổ tàu: Việc mở cửa sổ tàu xe sẽ giúp không khí trong xe thông thoáng hơn, loại bỏ đi các mùi gây buồn nôn hay những mùi khó chịu khác.

  • Ăn một quả chuối: Chuối là loại trái cây giàu dinh dưỡng và vitamin, giúp bạn phục hồi lại năng lượng sau những giờ di chuyển mệt mỏi trên tàu. 

  • Sử dụng vỏ cam quýt: Tinh dầu có trong vỏ cam quýt có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và mệt mỏi của bạn khi di chuyển trên quãng đường dài.

  • Luôn giữ miệng được sạch sẽ: Bạn nên giữ cho miệng của mình được sạch sẽ để không bị buồn nôn do mùi lạ trong khuôn miệng. 

  • Không nhịn đói khi đi tàu: Việc nhịn đói rất dễ dẫn đến tình trạng say xe. Vì vậy, bạn nên ăn nhẹ trước khi bước lên xe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá no bởi điều này cũng sẽ khiến các cơ quan của cơ thể hoạt động nhiều hơn và khiến tình trạng say xe trở nên nặng hơn.

  • Uống thuốc chống say xe: Một liều thuốc say xe được uống trước 40 phút là phương pháp giảm các triệu chứng say xe hiệu quả. Đồng thời, bạn cũng có thể uống kết hợp vitamin B1 để hạn chế tình trạng say xe tốt nhất nhé!

đi tàu hỏa có say không

Một số bí quyết giảm triệu chứng say tàu xe (Nguồn ảnh: Internet)

Qua bài viết trên, VNPAY đã giúp bạn trả lời câu hỏi “đi tàu hỏa có say không?” và gợi ý đến quý hành khách một số biện pháp để giảm triệu chứng say tàu. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích và giúp bạn có chuyến đi tàu tuyệt vời.

>>>> Các Bài Viết Hữu Ích Khác: