10 Lễ hội Ninh Bình đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc

Bên cạnh những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử lâu đời, thì Ninh Bình còn nổi tiếng những lễ hội Ninh Bình đặc sắc được người dân gìn giữ qua nhiều đời thế hệ. Vậy các lễ hội tại Ninh Bình có điểm gì nổi bật và độc đáo? Tìm hiểu cùng VNPAY nhé!

>>>> Xem Thêm: Cẩm nang du lịch Ninh Bình tự túc từ A-Z

1. Lễ hội chùa Bái Đính

Thông tin chung về lễ hội chùa Bái Đính

  • Ngày diễn ra lễ hội: Mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch
  • Địa điểm: Chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
  • Mục đích của lễ hội: Tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng đã có công với quê hương, đất nước.

Lễ hội Ninh Bình

Lễ hội chùa Bái Đính (Nguồn: Internet)

Lễ hội Ninh Bình chùa Bái Đính là lễ hội có quy mô lớn nhất ở miền Bắc vào những ngày đầu xuân. Phần lễ người dân sẽ tổ chức các nghi lễ tưởng nhớ công ơn của Thánh Nguyễn Minh Không, thánh Mẫu Thượng Ngàn, thần Cao Sơn, dâng hương lễ Phật,... Phần hội là những nghi thức đậm chất văn hoá tâm linh qua các hoạt động: Lễ cầu xin quốc thái dân an, rước kiệu, viết thư pháp, đánh trống, hát tuồng…

>>>> Đừng Bỏ Qua: Trẩy hội du xuân Ninh Bình cùng các địa điểm không thể bỏ qua

2. Lễ hội Tràng An

Thông tin chung về lễ hội Tràng An

  • Ngày diễn ra lễ hội: 18-19/3 Âm lịch
  • Địa điểm: Tràng An
  • Mục đích của lễ hội: Thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", bày tỏ sự biết ơn đức Thánh Quý Minh Đại Vương, cầu mong sắp tới mùa màng bội thu và mưa thuận gió hòa.

Lễ hội tại Ninh Bình

Lễ hội Tràng An (Nguồn: Internet)

Lễ hội Tràng An là lễ hội có truyền thống phong tục rất đặc trưng của tỉnh Ninh Bình. Lễ hội được tổ chức ở không gian rộng lớn và đẹp đẽ của vùng nước xanh mướt, những hang động vừa huyền bí nhưng không kém phần lung linh bao quanh giữa núi non đất trời hùng vĩ.

Theo như dân gian tương truyền, Đức thánh Quý Đại Minh Vương là một trong ba vị tướng tài giỏi được phong Thánh cùng với Đức thánh Tản Viên và Đức thánh Cao Sơn. Ngài có công lao to lớn trong việc trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước ta ở đời vua Hùng Vương thứ 18. Hơn nữa, Đức thánh Quý Đại Minh Vương như là một "thượng đẳng thần", qua nhiều triều đại khác nhau, ngài được các triều vua ban chiếu sắc phong, được người dân khắp nơi kính trọng tôn thờ. Từ đó, ngài đã trở thành Thành hoàng làng ở rất nhiều địa điểm trên đất nước ta.

Vào ngày tổ chức lễ hội Tràng An Ninh Bình, ngay từ lúc sáng sớm, rất nhiều chiếc thuyền đã tập trung quy tụ ở bến Tam Quan, chuẩn bị sẵn sàng cho lễ hội với những nghi thức lớn như cúng bái, rước nước, phóng sinh trên sông... Ngoài ra, các hoạt động còn đáp ứng được nhu cầu của người dân luôn hướng và tìm về nguồn cội.

3. Lễ hội Trường Yên (Lễ hội Cố đô Hoa Lư)

Thông tin chung về lễ hội Trường Yên

  • Ngày diễn ra lễ hội: Mùng 9-11/3 Âm lịch
  • Địa điểm: Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư
  • Mục đích của lễ hội: Ghi nhớ công ơn của hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, nêu cao tinh thần ăn quả nhớ kẻ trồng cây, cầu mong mùa màng thuận lợi, đất đai tươi tốt.

Lễ hội Ninh Bình

Lễ hội Trường Yên (Nguồn: Internet)

Hơn 1.000 năm trước, sau khi Đinh Bộ Lĩnh đánh tan, thu phục được 12 sứ quân, ông đã lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, lấy Hoa Lư làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ. Kể từ đó bắt đầu thành lập Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của đồng bào dân tộc Việt Nam ta.

Lễ hội Trường Yên là một trong những lễ hội Ninh Bình có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ thời nhà Đinh, nhằm tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt. Trong suốt các triều đại phong kiến, lễ hội được tổ chức trang trọng ở cấp quốc gia. Đến nay, lễ hội vẫn được duy trì và phát triển, trở thành một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Ninh Bình.

Phần lễ có nhiều hoạt động mang tính cổ xưa, nổi bật trong đó là nghi thức tế lễ tại 2 đền vua Đinh, Lê và rước nước ở sông Hoàng Long. Phần hội tổ chức biểu diễn trò "cờ lau tập trận" cùng các trò chơi khác như: Kéo co, cờ tướng, nhảy dây,... Các chương trình biểu diễn nghệ thuật cũng được tổ chức nhằm góp phần quảng bá, giới thiệu về vùng đất cố đô Hoa Lư.

4. Lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn

Thông tin chung về lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn

  • Ngày diễn ra lễ hội: Ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 Âm lịch
  • Địa điểm: Xã Gia Thắng, xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
  • Mục đích của lễ hội: Tưởng nhớ công ơn của đức Thánh Nguyễn Minh Không

Lễ hội Ninh Bình

Lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn (Nguồn: Internet)

Vào tháng 2/1989, đền Thánh Nguyễn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Vào hằng năm, diễn ra cùng thời gian với lễ hội cố đô Hoa Lư là các đền thờ thần Quý Minh, Cao Sơn, và Thiên Tôn trong Hoa Lư tứ trấn.

Phần lễ chính thông thường sẽ có tục lệ rước nước về đền từ sông Hoàng Long, tế nữ quan, nam quan, tế lục khúc... Ở phần hội, mọi người sẽ tổ chức các trò chơi, cụ thể như thi đấu bóng đá, chọi gà, chơi bóng chuyền, kéo co.

5. Lễ hội đền Thái Vi

Thông tin chung về lễ hội đền Thái Vi

  • Ngày diễn ra lễ hội: Ngày 14 đến ngày 16/3 Âm lịch
  • Địa điểm: Thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư
  • Mục đích của lễ hội: Tưởng nhớ công ơn của các vị vua Trần – những người có công lao to lớn đối với dân với nước.

Lễ hội tại Ninh Bình

Lễ hội đền Thái Vi (Nguồn: Internet)

Lễ hội đền Thái Vi là một lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 3 âm lịch, nhằm tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần, đặc biệt là vua Trần Thái Tông, vị vua khai sáng cơ nghiệp nhà Trần và đã có công chiêu dân lập ấp ở xã Ninh Hải.

Phần lễ được thực hiện dưới hai hình thức: Rước kiệu và tế. Kết thúc phần rước kiệu sẽ là phần tế. Tế là nghi lễ chính được cử hành trước Đền.

Sau phần lễ, phần hội ở đây là các hoạt động vui chơi giải trí của tất cả người dân địa phương và những du khách đến tham dự với các trò như: Đánh cờ người, múa lân, đấu vật, đua thuyền…

6. Lễ hội đền Địch Lộng

Thông tin chung về lễ hội đền Địch Lộng

  • Ngày diễn ra lễ hội: Mùng 6 - 7/3 Âm lịch
  • Địa điểm: Chùa Địch Lộng, xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
  • Mục đích của lễ hội: Cầu những điều tốt lành.

Lễ hội tại Ninh Bình

Lễ hội đền Địch Lộng (Nguồn: Internet)

Đối với những địa danh tham quan nổi tiếng tại Ninh Bình, chùa Địch Lộng luôn được người dân nhắc đến như một đặc trưng nổi bật về văn hoá tâm linh và công trình kiến trúc chùa chiền.

Ở phần lễ sẽ tổ chức theo như nghi thức nhà Phật: gồm có lễ dâng hương và lễ Phật. Còn trong phần hội, mọi người cũng tổ chức các trò chơi mang tính truyền thống dân gian như: Đánh cờ tướng, thi viết chữ nho, thư pháp, múa sư tử…

7. Lễ hội Báo bản Nộn Khê

Thông tin chung về lễ hội Báo bản Nộn Khê

  • Ngày diễn ra lễ hội: Ngày 14 tháng Giêng Âm lịch
  • Địa điểm: Đình làng Nộn khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô, Ninh Bình
  • Mục đích của lễ hội: Nhớ đến cội nguồn, đền đáp công lao những vị tiền bối đã khai hoang, dựng ấp.

Lễ hội Ninh Bình

Lễ hội Báo bản Nộn Khê (Nguồn: Internet)

Lễ hội Ninh Bình Báo bản Nộn Khê này gồm phần lễ dâng hương tri ân công lao của các vị tiền nhân đã tạo ra làng xã và kính thông cáo với Thành Hoàng, tổ tiên về sự hiếu học, đỗ đạt của con cháu và các thành tựu của làng đã đạt được trong năm vừa qua. Sau cùng là phần hội cực kỳ náo nhiệt với các trò chơi: Đánh cờ, đấu vật, múa rồng cùng với các hoạt động thể dục khác.

8. Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ

Thông tin chung về lễ hội đền Nguyễn Công Trứ

  • Ngày diễn ra lễ hội: Ngày 14 - 16/11 Âm lịch
  • Địa điểm: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
  • Mục đích của lễ hội: Tri ân và tưởng nhớ Doanh điền Nguyễn Công Trứ – người dẫn đầu khai phá mở mang bờ cõi, lập ra huyện Tiền Hải (nay thuộc tỉnh Thái Bình) và huyện Kim Sơn (nay thuộc tỉnh Ninh Bình).

Lễ hội Ninh Bình

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (Nguồn: Internet)

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ cũng như các lễ hội khác, gồm có 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ là nghi thức dâng hương ở đền thờ. Thông thường sẽ có sự tham dự của rất nhiều dân làng trong huyện Kim Sơn.

Ở phần hội, mọi người sẽ tổ chức trò chơi đua thuyền trên nhánh sông Vạc. Phần hội cũng có thêm phần thi hát ca trù, đây là loại hình dân ca ảnh hưởng rất nhiều đến Nguyễn Công Trứ.

9. Lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá

Thông tin chung về lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá

  • Ngày diễn ra lễ hội: Ngày 12/10 Âm lịch
  • Địa điểm: Đình Cam Giá, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình
  • Mục đích của lễ hội: Tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ tới công ơn của các bậc tiền nhân đã có công khai cơ dựng nước, cầu mong cho quốc thái dân an, muôn người được ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Ninh Bình

Lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá (Nguồn: Internet)

Phần lễ và phần hội là hai phần chính của lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá. Mười cụ cao niên lớn tuổi do làng phân công sẽ đảm nhiệm phần tế lễ. Việc tế lễ được thực hiện long trọng, trang nghiêm, đúng theo nghi thức cổ truyền với tấm lòng thành kính, gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Phần hội mang cả tính dân gian và hiện đại. Phần lớn mọi người chúng ta đều có thể thưởng thức được, chẳng hạn như: Các tiết mục văn nghệ, múa lân và những trò chơi dân gian truyền thống cờ người, kéo co, đấu vật.

10. Lễ hội đền La

Thông tin chung về lễ hội đền La

  • Ngày diễn ra lễ hội: Ngày 13 - 15 tháng Giêng Âm lịch
  • Địa điểm: Thôn La Phù, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  • Mục đích của lễ hội: Tưởng nhớ đến hai vị vua thời hậu Trần, đó là vua Trùng Quang Đế và vua Giản Định Đế

Lễ hội Ninh Bình

Lễ hội đền La (Nguồn: Internet)

Phần lễ đầu tiên sẽ là lễ rước, sau đó là nghi lễ dâng hương, cuối cùng là đọc văn tế. Tất cả được diễn ra trong bầu không khí trang trọng, thành kính của đông đảo người dân tham dự lễ hội.

Nhưng vui nhất và được mong đợi nhất phải nói là phần trò chơi với nhiều sắc màu độc đáo. Những trò chơi dân gian như đánh cờ, múa ca hát, kéo chữ với những màn trình diễn rất độc đáo. Một điểm nổi bật ở lễ hội này là phong tục dâng "xôi Vựng". Tại đây, mỗi làng lần lượt tham gia nấu xôi và đồ cúng.

Trên đây VNPAY đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về những lễ hội Ninh Bình đậm chất truyền thống dân tộc và thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Nếu có dịp, bạn hãy đến Ninh Bình để thưởng thức các lễ hội đặc sắc này nhé!

>>>> Tiếp Tục Với: